Tư vấn thành lập công ty tại công ty kế toán Phạm và Cộng Sự

Việc thành lập không giống như việc giải thể công ty, nó yêu cầu người thực hiện nắm rõ từng vấn đề liên quan. Nhưng khi hiểu được hết các vấn đề đó cũng chưa chắc rằng có thể tự đăng ký để thành lập công ty, doanh nghiệp. Chính vì thế các dịch vụ để giúp mọi người dễ dàng hơn trong công việc cũng xuất hiện nhiều. Trong hơn 15 năm hoạt động thì công ty Phạm và Cộng Sự đã hỗ trợ cho rất nhiều công ty, doanh nghiệp trên khắp cả nước về vấn đề này. Dù rằng khi tìm tới dịch vụ thành lập công ty của Phạm và Cộng Sự thì chúng tôi sẽ đảm nhiệm hết tất cả mọi công việc để giúp công ty đăng ký thành công, để đi vào hoạt động nhanh nhất nhưng chúng tôi cũng sẽ tư vấn những thông tin cần thiết và đầy đủ nhất để mọi người hiểu rõ công việc đang làm, cần làm.

thành lập công ty

Tư vấn thành lập công ty

Trong công việc đăng ký thành lập công ty thì những thông tin khách hàng đưa tới là vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp được hoạt động sớm nhất, đảm bảo tính pháp luật, hiệu quả sau này.

Xác định số thành viên, loại hình công ty sẽ đăng ký

Số lượng thành viên cổ đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới loại hình hoạt động của công ty. Để tránh các vấn đề có thể xảy ra sau này thì mọi doanh nghiệp phải xác định rõ vị trí, quyền lợi, nghĩa vụ của từng thành viên.

  • Nếu là 1 thành viên đứng ra mở thì công ty đó là công ty TNHH một thành viên;
  • Nếu là do nhiều người cùng nhau mở thì là công ty cổ phần, người nắm nhiều cổ phần nhất sẽ là người có vị trí cao nhất.

Mỗi loại hình sẽ có những lợi ích khác nhau, nhưng khác nhau lớn nhất đó chính là về số lượng thành viên khi đăng ký kinh doanh.

  • Công ty TNHH một thành viên thì số lượng thành viên chỉ là 01 và thành viên này cũng chính là chủ sở hữu công ty.
  • Công ty TNHH hai thành viên thì số lượng thành viên có thể đăng ký là từ 02-50 thành viên.
  • Công ty cổ phần thì số lượng thành viên phải đăng ký tối thiểu là 03 người. Và không giới hạn số cổ đông tối đa.
Tuy mỗi loại hình khác nhau nhưng về tính chất kinh doanh thì nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều nên mọi người không cần quá bận tâm về nó.
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Tư vấn lựa chọn tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Là tên riêng, tên không được trùng với tên các công ty đã đăng ký trước đó để tránh nhầm lẫn.
  • Có thể đặt tên theo bảng chữ cái, chữ số và ký hiệu.
  • Tên công ty phải đáp ứng thuần phong mỹ tục, văn hóa của nhà nước.

Lưu ý: Tên nên đặt càng ngắn càng tốt, hạn chế đặt tên công ty bằng một sản phẩm, ngành nghề cụ thể nào đó để tiện cho công việc kinh doanh mở rộng sau này.

Bạn có quan tâm:

Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký kinh doanh

  • Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có giấy chứng nhận chủ sở hữu hợp pháp.
  • Có địa chỉ rõ rằng và chi tiết: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Có thông tin liên hệ rõ ràng: số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lưu ý: Không được lấy các căn hộ chung cư làm trụ sở chính của công ty

Tư vấn ngành nghề kinh doanh

THeo luật pháp nhà nước Việt Nam ban hành thì doanh nghiệp có thể kinh doanh tất cả các mặt hàng nào không bị cấm. Chính vì thế mọi người có thể đăng lý lĩnh vực mà mình mong muốn.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ được xem là trách nhiệm của mỗi công ty, doanh nghiệp. Khi bạn đăng ký vốn điều lệ cao thì trách nhiệm càng cao, cho nên mọi người nên đăng ký vốn điều lệ ở mức vừa phải và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.
Ví dụ: bạn kinh doanh thua lỗ và phải giải thể doanh nghiệp thì bạn phải đăng có trách nhiệm thanh toán hết số nợ mà công ty bạn đang chịu trách nhiệm. Nếu bạn nợ 5 tỷ nhưng vốn điều lệ của bạn đăng ký chỉ 2 tỷ thì bạn chỉ có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong phạm vi 2 tỷ mà bạn đăng ký. Nhưng nếu bạn đăng ký vốn điều lệ 10 tỷ, thì bạn phải thanh toán đầy đủ 5 tỷ tiền nợ cho các chủ nợ.
tư vấn thành lập công ty

Tư vấn hoàn thành hồ sơ, giấy tờ cần khi thành lập công ty

Đối với từng loại hình công ty khác nhau sẽ có những loại giấy tờ liên quan khác nhau. Vấn đề này chúng tôi sẽ nói chi tiết khi quý khách gặp trực tiếp hoặc liên hệ tới công ty.
Trên đây là những thông tin cần thiết để mọi người nắm bắt được trong quá trình thành lập công ty. Nếu có thắc mắc hoặc khó khăn muốn nhờ tới sự giúp đỡ của Phạm và Cộng Sự thì vui lòng liên hệ tới địa chỉ sau:

 Công ty TNHH Dịch vụ Thuế – Kế toán – Kiểm toán Phạm và Cộng Sự

Trụ sở: Số 12, ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

VPGD1: P1005, Tầng 10, Tòa Petrowaco 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

VPGD2: P2102, Tầng 21, Tòa S2-Goldseason 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.

Hotline: 0902.483.186

Email: support@ketoanthuehanoi.vn

Website: https://ketoanthuehanoi.vn

 FaceBook:https://www.facebook.com/Congtyketoanthue/