Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ

Hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ như thế nào? Nắm rõ các quy định về báo cáo tài chính giữa niên độ sẽ giúp kế toán có sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc và đảm bảo tuân thủ các quy định. 

Doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến báo cáo tài chính cuối năm, tuy nhiên một số doanh nghiệp phải làm báo cáo tài chính giữa niên độ. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Phạm và Cộng Sự sẽ đưa ra một số thông tin có liên quan đến thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ.

han nop bao cao tai chinh giua nien do 1

1. Đối tượng doanh nghiệp nào phải nộp báo cáo tài chính giữa niên độ?

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 99 quy định đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính như sau:

– Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên):

+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;

+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).

+ Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.

– Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và Báo cáo tài chính tổng hợp.

+ Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

+ Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp Báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.

– Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

2. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 98 quy định kỳ lập Báo cáo tài chính như sau: Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm:

– Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV)

– Báo cáo tài chính bán niên

Theo đó theo đúng thời gian quy định, doanh nghiệp phải tiến hành lập báo cáo tài chính đầy đủ theo đúng quy định.

3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ

Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 101 quy định thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:

han nop bao cao tai chinh giua nien do 2

– Đối với doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:

+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Đối với các loại doanh nghiệp khác: Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ:

+ Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn về hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ để các bạn có thể nắm rõ hơn những thông tin liên quan. Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì thế việc lập BCTC phải được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật.

Để được tư vấn kĩ càng hơn về cách lập báo cáo tài chính, các bạn có thể liên hệ với Phạm và Cộng Sự.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ

Điện thoại: 0902483186

Email: taxserviceshn247@gmail.com