Nếu bạn đang muốn tìm hiểu những quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh. Bạn không biết làm thế nào để tra cứu xem công ty mình đang thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh nào. Tham khảo những chia sẻ dưới đây của Phạm và Cộng Sự để có thêm những thông tin bổ ích nhất.
Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì:
“1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
…………
b) Ngành, nghề kinh doanh;”
Phạm vi hoạt động của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần bắt buộc phải được quy định trong điều lệ công ty. Khi có sự thay đổi, bổ sung về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo sự thay đổi này tới cơ quan đăng ký kinh doanh, trong đó phải nêu rõ trong quyết định của doanh nghiệp về việc sửa đổi điều lệ. Trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp có thể quy định là doanh nghiệp được phép hoạt động tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, trừ trường hợp các thành viên hoặc cổ đông muốn giới hạn phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ở một số ngành nghề nhất định. Tuy nhiên quy định này vẫn bị giới hạn bởi các ngành nghề đã được ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (hay giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp quy định trong điều lệ có thể giống hoặc khác với nội dung quy định tại hồ sơ đăng ký kinh doanh và cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Nếu phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ giống với nội dung quy định tại hồ sơ đăng ký kinh doanh và cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp thì sẽ không phát sinh vấn đề pháp lý và doanh nghiệp chỉ phải tuân thủ theo phạm vi hoạt động đó, tuy nhiên nếu quy định trong hai văn bản này khác nhau về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thì vấn đề sẽ phức tạp hơn. Có quan điểm cho rằng, trường hợp điều lệ công ty quy định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhiều hơn so với các ngành nghề ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành nghề nằm ngoài đó. Ở trường hợp ngược lại nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cổng thông tin đăng ký quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh hơn sơ với quy định tại điều lệ thì điều lệ cần sửa đổi cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề đó.
Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp có thể bị hạn chế bởi mục tiêu và quy mô dự án đầu tư quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hướng dẫn tra cứu ngành nghề đăng ký kinh doanh
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2015, ngành nghề kinh doanh không chi tiết ở trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và được đăng công bố tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia. Nhưng nhiều doanh nghiệp không biết nên phải làm gì để tra cứu ngành nghề kinh doanh để biết được các nội dung có liên quan.
Sau đây Phạm và Cộng Sự xin được Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh như sau:
Bước 1: Các bạn đăng nhập vào trang Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia để tra cứu thông tin doanh nghiệp:
https://bocaodientu.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx
Bước 2: Màn hình hiện lên và bạn kích vào link công ty.
Bước 3: Bạn kích tiếp vào biểu tượng xem thêm.
Bước 4: Màn hình hiện lên ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy là các bạn đã hoàn thành tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty.
Trên đây là những chia sẻ cụ thể của Phạm và Cộng Sự về quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đây là một thông tin mà các bạn cần nắm rõ khi bắt đầu có những chiến lược xây dựng và phát triển kinh doanh. Mọi nhu cầu tư vấn kĩ càng hơn về vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp hoặc gửi về hòm thư của Phạm và Cộng Sự.
Thông tin xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ
Điện thoại: 0902483186
Email: taxserviceshn247@gmail.com