Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh những thông tin về kết quả kinh doanh, tình hình tài chính và các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu đo lường mang cả định tính và định lượng. Kiểm toán báo cáo tài chính sẽ giúp kiểm tra, đánh giá, kiểm soát tính chính xác và trung thực của tài liệu này. Vậy nội dung của việc kiểm toán bản báo cáo tài chính là gì? 

Dưới đây, Phạm và Cộng Sự sẽ giúp các bạn hiểu thêm về việc kiểm toán BCTC.

1. Thông tin có trong báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.

Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị.

kiem toan bao cao tai chinh 1

2. Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính

– Cơ sở của báo cáo tài chính

Cơ sở của báo cáo tài chính là các quy định về Kế toán, gồm cả quy định pháp lý về Kế toán như: luật Kế toán, chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán, và quy định về Kế toán tại đơn vị như các quy định về hệ thống tài khoản, hình thức ghi sổ kế toán… Ngoài ra cơ sở của báo cáo tài chính còn bao gồm cả các quy định pháp lý khác có liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như những quy định về sản xuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm, quản lý lao động, vật tư, nghĩa vụ đối với ngân sách,…

– Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là “giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”

– Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

– Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán được biểu hiện qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

– Hướng tới mục tiêu cuối cùng, lý do duy nhất để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kểm toán là để họ có thể đi đến kết luận là các báo cáo tài chính có trung thực hợp lý hay không và đưa ra một bản báo cáo kiểm toán thích hợp.

3. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính

Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm việc kiểm tra, đánh giá thẩm định tính chính xác của các thông tin được đưa ra trong báo cáo tài chính. Nội dung thực hiện cụ thể như sau:

kiem toan bao cao tai chinh 2

– Báo cáo tài chính được kiểm toán bằng việc chia báo cáo tài chính thành các bộ phận. Có hai phương pháp tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính là:

+ phương pháp trực tiếp (1)

+ phương pháp chu kì (2)

– Do phương pháp tiếp cận khác nhau nên nội dung kiểm toán theo hai phương pháp này cũng khác nhau

* Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp

– Tiếp cận báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu hoặc nhóm các chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định,..

+ ưu điểm: theo phương pháp này nội dung kiểm toán và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán là như nhau nên dễ xác định.

+ nhược điểm: tuy nhiên, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập với nhau nên việc triển khai kiểm toán theo hướng này thường không đạt hiệu quả.

* Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kì

– Theo phương pháp này, những chỉ tiêu có liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhau. Các nghiệp vụ, các chỉ tiêu có thể khái quát thành các chu kì sau:

+ chu kỳ mua vào và thanh toán

+ chu kỳ bán hàng và thanh toán

+ chu kỳ nhân sự và tiền lương

+ chu kỳ tồn kho và chi phí

+ chu kỳ huy động vốn và hoàn trả

+ cuối cùng là tiền

– Nội dung kiểm toán trong mỗi chu kỳ này là kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư hay số tiền trên báo cáo tài chính của các chỉ tiêu liên quan. Kiểm toán nghiệp vụ cho phép xác định hoặc thu hẹp phạm vi kiểm toán cơ bản đối với các số dư hoặc số trên báo cáo tài chính.

Trên đây, Phạm và Cộng Sự đã đưa ra những thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán báo cáo tài chính để các bạn có thể hiểu thêm về vấn đề này. Mọi thắc mắc có liên quan và nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ để được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ

Điện thoại: 0902483186

Email: taxserviceshn247@gmail.com