Trong tất cả những bạn đã và đang học kế toán hiện nay có bao nhiều người biết cách lập báo cáo tài chính và hoàn thiện sổ sách doanh nghiệp? Chắc chắn sẽ còn không ít bạn chưa biết cách làm báo cáo tài chính sao cho chuẩn nhất. Trong bài viết hôm nay, kế toán Phạm và Cộng Sự xin được chia sẻ đến bạn những hướng dẫn làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp chi tiết và cụ thể nhất.
Cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp chi tiết nhất
Báo cáo tài chính là văn bản đầy đủ nhất của doanh nghiệp về tình trạng của doanh nghiệp bao gồm có tình hình tài sản, nguồn vốn cố định, lưu động và các kết quả của hoạt động kinh doanh. Là một nhân viên kế toán thì làm báo cáo tài chính là công việc phải biết. Dưới đây là hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cụ thể và chi tiết.
Nguyên tắc chung khi lập báo cáo tài chính
Trước khi hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính, nhân viên kế toán cần phải nắm được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán tổng hợp. Trước khi khóa sổ cần đối chiếu lại công nợ phải thu, phải trả, đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số liệu thực tế, khoá sổ kế toán và tính số dư còn lại.

Trong khi làm báo cáo tài chính, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư nợ thì căn cứ vào số dư nợ để ghi. Tương tự, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thì căn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi.
Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư nợ thì quy ở phần “tài sản”, nếu số dư chi tiết là số dư có thì ghi ở phần “nguồn vốn”.
Một số các chi tiêu có liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159) luôn có số dư là có, nhưng khi lên cách lập báo cáo tài chính kế toán thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn như 412, 413, 421 nếu có số dư bên nơk thì vẫn ghi ở phần “nguồn vốn”, nhưng ghi theo số âm.
Cơ sở số liệu và phương pháp lập báo cáo cân đối kế toán
Cơ sở để lập báo cáo cáo tài chính là số liệu của bảng cân đối kế toán năm trước (cột số cuối kỳ) và số liệu trong bảng kế toán tổng hợp, bảng kế toán chi tiết tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán sau khi đã khoá sổ. Cụ thể :
– Đối với cột “đầu năm”. Căn cứ số liệu cột “cuối kỳ” của bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước để ghi.
– Cột cuối kỳ : phương pháp lập khai quát có thể biểu diễn qua sơ đồ
Cách lập báo cáo tài chính kế toán
Bảng cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Mối quan hệ cân đối đó gồm 2 loại :
- Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung như quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Tổng số tài sản = Tổng số các nguồn vốn
Tổng số tài sản = Tài sản lưu động + TSCĐ và đầu tư tài chính
Tổng số nguồn vốn = Nợ phải trả + nguồn vốn của chủ sở hữu
Thông qua những quan hệ cân đối sẽ thấy được kết cấu của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn. Theo đó sẽ xác định được tình trạng tài chính của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định về đầu tư vốn phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể và ngành nghề kinh doanh. Đó là một phần ý nghĩa của cách lập báo cáo tài chính doanh nghiệp bạn phải nắm rõ.
- Quan hệ cân đối từng phần, cân đối bộ phận
Thể hiện quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán : từng loại vốn, từng nguồn vốn. Cụ thể :
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V+VI) + B tài sản
Cân đối này mang tính lý thuyết, có nghĩa là : Nguồn vốn của chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không cần phải đi vay mượn. Trong thực tế thường xảy ra hai trường hợp khác nhau
- Trường hợp 1 : vế trái > vế phải
Cho thấy, doanh nghiệp không sử dụng được hết nguồn vốn hiện có của công ty và đã bị người khác chiếm dụng vốn. Thể hiện trên mục III (các khoản phải thu) loại A – phần tài sản.
- Trường hợp 2 : vế trái < vế phải
Doanh nghiệp đang bị thiếu nguồn vốn để có thể trang trải cho tất cả các loại tài sản đang sử dụng do đó cần phải vay mượn. Thể hiện trên loại B – phần nguồn vốn. Việc sử dụng vốn vay mượn trong kinh doanh nếu chưa quá thời hạn thanh toán là điều hết sức bình thường và hay xảy ra.
Do luôn tồn tại các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các đối tượng khác nên luôn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng. Vấn đề cần quan tâm ở đây chính là là tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng.
B nguồn vốn + A (II) nguồn vốn = B tài sản
Điều này cho thấy cách sử dụng tài sản của doanh nghiệp đem lại sự ổn định và an toàn về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn ở mức vừa đủ. Tuy nhiên, thực tế trong cách lập bảng báo cáo tài chính có thể xảy ra hai trường hợp. Cụ thể là:
- Trường hợp 1: vế trái > vế phải
Cho thấy việc tài trợ từ các nguồn vốn của doanh nghiệp là rất tốt. Nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho các sử dụng dài hạn, phần thừa này doanh nghiệp dành cho các sử dụng ngắn hạn. Điều đó cũng có nghĩa là tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
- Trường hợp 2 : vế trái < vế phải
Điều này cho thấy được, nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn so với tài sản cố định và việc đầu tư tài chính dài hạn, doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho các sử dụng dài hạn. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo việc trả nợ.
Tham khảo: khoá học kế toán ngắn hạn
Trên đây là sơ bộ về hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. Nếu bạn đọc hết bài viết này mà vẫn chưa hình dung hay chưa đủ tự tin để thực hiện công việc này thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ – KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: Số 12, Ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0902 483 186
Email: dichvuketoantuvanthuehn@gmail.com