Báo cáo tài chính là gì? “Báo cáo tài chính” là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về thuật ngữ này. Vì thế, trong bài viết này Phạm và Cộng Sự sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về vấn đề này.
Khái niệm báo cáo tài chính
BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)
Một bản báo cáo tài chính bao gồm nội dung đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, sự quản lý của cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích cho những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.
Xem thêm: Báo cáo tài chính bao gồm những báo cáo nào?
Nội dung cần biết về báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế
1.1. Các tờ khai quyết toán thuế:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
1.2. Bộ báo cáo tài chính
– Bảng cân đối kế toán
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bảng cân đối tài khoản
Phụ lục đi kèm:
– Thuyết minh báo cáo tài chính
– Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
2. Nội dung báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phải cung cấp được những thông tin cụ thể về:
– Tài sản
– Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
– Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
– Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
– Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
– Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị
– Các luồng tiền ra, vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp chi tiết các thông tin cần thiết trong bản ‘’Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp, các chính sách kế toán áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh thế phát sinh như:
– Chế độ kế toán áp dụng
– Hình thức kế toán
– Nguyên tắc ghi nhận,
– Phương pháp tính giá, hạch toán hàng tồn kho
– Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
3. Kỳ lập báo cáo tài chính
– Kỳ lập báo cáo tài chính năm
Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.
– Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).
– Kỳ lập báo cáo tài chính khác
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
4. Thời hạn nộp báo cáo tài chính
– Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kế thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Ví dụ: Thời hạn bộ nộp báo cáo tài chính năm 2018 chậm nhất sẽ là ngày 31/03/2019. Thời hạn nộp báo cáo cũng là thời gian nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 ( bốn mươi lăm) , kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập chuyển đổi hình thức sở hữu giải thể, chấm dứt hoạt động.
Trên đây là những chia sẻ của Phạm và Cộng Sự liên quan đến báo cáo tài chính là gì? Những nội dung liên quan đến báo cáo tài chính mà bạn cần phải nắm rõ.
Việc lập bản báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở cho những quyết định mang tính định hướng cho tổ chức. Vì thế, việc lập báo cáo tài chính cần đảm bảo tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính của Phạm và Cộng Sự để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ
Điện thoại: 0902483186
Email: taxserviceshn247@gmail.com