Kế toán mới khi làm báo cáo tài chính không tránh khỏi những lỗi và cần thực hiện điều chỉnh báo cáo tài chính khi sai sót để đảm bảo chuẩn mực trước khi công khai và nộp cho các cơ quan chức năng.
Có rất nhiều bạn kế toán, quản lý các doanh nghiệp lo lắng gửi những câu hỏi tư vấn cho Đại lý thuế Phạm và Cộng Sự về việc điều chỉnh các sai sót trong báo cáo tài chính. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những chia sẻ cụ thể cho các bạn.
Quy định về điều chỉnh báo cáo tài chính khi sai sót
Theo hướng dẫn của các công văn:
+ Công văn số 51140/CT-HTr ngày 5/8/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc kê khai bổ sung hồ sơ thuế
+ Công văn số 18357/CT-HTr ngày 11/4/2016 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế
Thì việc điều chỉnh sai sót của BCTC được chia ra làm hai trường hợp như sau:
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị làm hồ sơ khai bổ sung (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Hướng dẫn điều chỉnh báo cáo tài chính khi sai sót
Khi phát hiện ra những sai sót trong quá trình làm báo cáo tài chính thì bạn không nên quá lo lắng. Hãy xem xét tình trạng sai sót của mình thuộc trường hợp nào và bình tĩnh xử lý các sai sót một cách chính xác nhất.
Đối với sai sót không trọng yếu
Sai sót không trọng yếu của các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố thì được sửa chữa bằng cách điều chỉnh phi hồi tố vào sổ sách kế toán và báo cáo tài chính năm hiện tại. Trong đó, áp dụng phi hồi tố đối với thay đổi trong chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính kế toán là áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán. Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi.
Cán bộ kế toán sử dụng các bút toán điều chỉnh phản ánh trên hệ thống sổ kế toán của năm N+1
Đối với sai sót trọng yếu
Sai sót trọng yếu phát sinh trong các năm trước được phát hiện sau khi báo cáo tài chính của năm trước đã công bố phải được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh hồi tố để điều chỉnh. Trong đó, điều chỉnh hồi tố là việc áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch , sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách kế toán đó.
Cán bộ kế toán điều chỉnh như sau: Điều chỉnh trực tiếp vào các chỉ tiêu liên quan trên cột số liệu “ số đầu năm” của bảng cân đối kế toán và cột số liệu “ năm trước” trên báo cáo kết quả kinh doanh năm N+1 (cột số liệu so sánh trên báo cáo tài chính…)
Đối với việc điều chỉnh báo cáo khi sai sót của năm trước
Thông tư số 20 cũng quy định việc trình bày sai sót của năm trước là:
Khi điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin sau:
– Bản chất của sai sót thuộc các năm trước;
– Khoản điều chỉnh đối với mỗi năm trước trong báo cáo tài chính:
+Từng khoản mục trên báo cáo tài chính bị ảnh hưởng
+Chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu
– Giá trị điều chỉnh vào đầu năm của năm lấy số liệu so sánh được trình bày trên báo cáo tài chính.
– Nếu không thực hiện được điều chỉnh hồi tố đối với một năm cụ thể trong quá khứ, phải trình bày rõ lý do, mô tả cách thức và thời gian điều chỉnh sai sót.
Báo cáo tài chính của các năm tiếp theo không phải trình bày lại những thông tin này.”
Như vậy, theo các quy định nêu trên về điều chỉnh sai sót, báo cáo tài chính năm hiện hành đã gửi đến cơ quan thuế là báo cáo tài chính đã thể hiện đầy đủ mọi sự điều chỉnh sai sót của các năm trước phát hiện trong năm hiện hành.
Trên đây là những chia sẻ tư vấn của Phạm và Cộng Sự về việc điều chỉnh báo cáo tài chính khi sai sót. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn không còn quá lo lắng khi xảy ra những sai phạm khi làm BCTC. Mọi thắc mắc khác khi làm báo cáo tài chính xin gửi về cho chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ
Điện thoại: 0902483186
Email: taxserviceshn247@gmail.com