Cách đọc hiểu báo cáo tài chính nhanh nhất

Bạn là quản lý doanh nghiệp hoặc phụ trách các công việc liên quan đến quản lý doanh nghiệp, bạn không thể chỉ xem báo cáo tài chính mà không thể đọc hiểu báo cáo tài chính. Khi nó là một trong những công cụ quan trọng để có thể nắm bắt và quản lý được tài chính của doanh nghiệp. 

Nhận thấy được sự khó khăn của nhiều nhà quản lý trong việc đọc BCTC, Phạm và Cộng Sự sẽ hướng dẫn đọc báo cáo tài chính nhanh nhất.

Hướng dẫn đọc hiểu báo cáo tài chính nhanh nhất

Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Với chỉ 1 phút, tôi sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?

doc hieu bao cao tai chinh 4

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại Bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm. Đọc hiểu báo cáo tài chính bạn phải nắm rõ được phần này.

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số loại tài khoản sau:

* Doanh thu

Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.

Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.

Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.

Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.

Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm.

doc hieu bao cao tai chinh 2

* Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán sỉ hàng hóa…

Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 100.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 100.000.000 đồng.

Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.

* Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

* Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “ keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách

* Lợi nhuận ròng

Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu- Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.

Bảng cân đối kế toán kết cầu làm hai phần chính: Tài Sản và Nguồn vốn.

Nguyên tắc Tổng tài sản = Tổng Nguồn vốn.

Chỉ tiêu Tổng tài sản cho biết quy mô của doanh nghiệp, khi chỉ tiêu này giảm cần xem xét đến khả năng giảm quy mô sản xuất kinh doanh.

2. Cách đọc bảng cân đối kế toán 

Đọc hiểu báo cáo tài chính bạn phải nắm rõ được phần cả cách đọc bảng cân đối kế toán.

Bên nguồn vốn chia thành: Vốn chủ sở hữu và Các khoản nợ phải trả.

doc hieu bao cao tai chinh 3

Các khoản nợ phải trả bao gồm: ngắn hạn và dài hạn, hình thành từ: Vay ngân hàng, phải trả người bán,…

Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn: Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ,…

Mỗi chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán số liệu phản ánh tại hai thời điểm Đầu năm và cuối kỳ. Qua đó ta đánh giá được các tài sản và nguồn vốn biến động tăng hay giảm trong kỳ.

Bên Tài sản chia thành Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn, xếp theo thứ tự tính lỏng (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng) giảm dần.

Các tài sản cho biết doanh nghiệp đã dùng vốn vào các tài sản gì. Đối với doanh nghiệp sản xuất thông thường thì tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, và ngược lại với các doanh nghiệp thương mại.

Phân tích các hệ số tài chính khi đọc Báo cáo tài chính

Hệ số Nợ = Các khoản nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn.

Hệ số này cho ta biết mức độ tự chủ của doanh nghiệp về nguồn vốn. Trong thời kỳ lãi suất ngân hàng cao, nếu hệ số này cao mà do vay nợ từ ngân hàng, thì là điều bất lợi cho doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho/ Nợ ngắn hạn

Khi kết hợp với Báo cáo kết quả kinh doanh, ta có thể tính toán được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua.

Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu.

Khi hệ số Nợ cao sẽ khuếch đại ROE. So sánh hai chỉ tiêu này với các kỳ trước hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm,…

Chỉ tiêu “tiền tồn cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng chỉ tiêu “tiền” trong khoản mục “tiền và tương đương tiền” trên Bảng cân đối kế toán.

Ngoài 2 mục trên, để đọc hiểu báo cáo tài chính thì bạn cũng không thể không biết về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho bạn biết bạn có bao nhiêu tiền vào đầu kỳ và còn lại bao nhiêu vào cuối kỳ. Nó mô tả công ty đã thu và chi bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm, và nguồn tiền được ghi thành số dương.

Để nắm rõ hơn về cách đọc hiểu báo cáo tài chính phần này, hãy liên hệ với Phạm và Cộng Sự để được tư vấn rõ ràng nhất.