Nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết quy định về thời gian quyết toán thuế khi bị thanh tra là bao lâu? Mặc dù đã chuẩn bị những hồ sơ thủ tục cần thiết khi bị thanh tra, nhưng nó vẫn là một nỗi lo lắng của tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì mọi sai lầm đều đều có thể bị trả giá bằng tiền và sự uy tín của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm thực tế khi bị thanh tra kiểm tra
Thực tế đối với các doanh nghiệp khi có doanh thu ít hay thực hiện các quy định về luật thuế; và kế toán khá tốt và đầy đủ thì ít khi bị thanh tra – kiểm tra hỏi đến; vì việc tổ chức thanh tra – kiểm tra thì phải nắm được chỗ sai của doanh nghiệp; thì mới truy thu được thuế, tiền nộp phạt theo chỉ tiêu. Còn nếu doanh nghiệp muốn được thanh tra – kiểm tra cho gọn gàng sổ sách; thì có thể mất một ít chi phí để mời đoàn xuống làm việc; trường hợp này thì thời gian hoàn thành cũng khá nhanh; và tiền thuế cũng như nộp phạt thường không nhiều bằng việc để có quyết định của cơ quan thuế.
Nội dung của buổi thanh tra – kiểm tra quyết toán thuế thì tùy thuộc vào từng lỗi sai phạm của kế toán; doanh nghiệp mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhân viên kế toán cần phải nắm được tình hình của doanh nghiệp; cần phải chuẩn bị tinh thần khi được hỏi và giải đáp các lỗi sai phạm của doanh nghiệp; trong thời gian mà mình quản lý một cách chắc chắn, khéo léo; không được trả lời theo sự giật dây hay mớm lời của nhân viên bên thuế. Những câu trả lời cần phải khẳng định sự chính xác và minh bạch; không được ậm ừ để tạo điều kiện cho nhân viên thuế tìm ra sơ xuất của mình. Như vậy mới đem lại lợi ích cho bản thân người kế toán và doanh nghiệp
Căn cứ, nội dung quy định về việc thực hiện các thủ tục khi bị thanh tra kiểm tra
– Luật thanh tra.
– Nghị định 61/1998/NĐ-CP ngày 15/08/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
Theo các văn bản hướng dẫn trên thì việc công khai thủ tục hành chính về thuế tập trung vào:
I – Về phía đối tượng nộp thuế:
1. Theo Điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Điều 15 Luật thuế GTGT và các Luật thuế, Pháp luật thuế hiện hành thì:
– Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện quyết toán với cơ quan thuế:
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện tự quyết toán thuế hàng năm; và quyết toán thuế trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản với cơ quan thuế; và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác; trung thực của tờ khai quyết toán thuế của mình.
Trong thời hạn 60 ngày (đối với thuế GTGT); 90 ngày (đối với thuế TNDN) kể từ khi kết thúc năm dương lịch và 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập; hợp nhất; chia tách; giải thể; phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao bán khoán; cho thuê doanh nghiệp nhà nước thì cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế; và báo cáo kế toán năm cho cơ quan thuế; và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
– Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế:
+ Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ theo quy định tại mục II; phần D Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT gửi cho cơ quan Thuế; hồ sơ hoàn thuế phải kê khai đúng; trung thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai.
+ Bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp hồ sơ không rõ ràng, không đầy đủ.
+ Lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT được hoàn; khi cơ quan thuế yêu cầu thanh tra hoàn thuế tại cơ sở.
2. Doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có quyền:
– Từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định
– Kiến nghị, giải trình về những nội dung thanh tra, kiểm tra.
– Được nhận kết luận thanh tra, kiểm tra.
– Khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật về các việc làm trái pháp luật; trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
II – Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế về thanh tra, kiểm tra và thủ tục thanh tra, kiểm tra tại cơ sở kinh doanh:
1 – Quyền hạn trách nhiệm của cơ quan Thuế:
Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
2 – Thực hiện thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế tại cơ sở kinh doanh:
– Thông báo quyết định thanh tra, kiểm tra:
Quyết định thanh tra, kiểm tra phải được thông báo cho cơ sở kinh doanh ít nhất 7 ngày (đối với thanh tra) và ít nhất 3 ngày (đối với kiểm tra) trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra bất thường khi có vi phạm pháp luật xảy ra.
– Thời hạn thanh tra, kiểm tra:
Thời hạn mỗi cuộc thanh tra tối đa là 30 ngày, mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 5 ngày; kể từ ngày công bố quyết định thanh tra kiểm tra tại doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn; thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra.
– Thực hiện quyết định thanh tra, kiểm tra: Đoàn thanh tra; kiểm tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Kết thúc thanh tra, kiểm tra:
+ Đối với kiểm tra: Chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định kiểm tra; cơ quan thuế phải có văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra; và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra.
+ Đối với thanh tra: quy định về thời gian quyết toán thuế khi kết thúc thanh tra là trong thời hạn quy định về thanh tra; Đoàn thanh tra phải công bố dự thảo kết luận thanh tra. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra; Đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận chính thức những nội dung đã thanh tra; và gửi cho doanh nghiệp được thanh tra.
Với những quy định cụ thể trên đây, các bạn đã nắm được các quy định về thời gian quyết toán thuế khi bị thanh tra. Việc nắm rõ thời hạn quyết toán thuế khi bị thanh tra sẽ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các công việc liên quan một cách nhanh chóng để có thể hoàn tất các công việc và lập báo cáo một cách chính xác nhất.
Trong quá trình làm quyết toán thuế khi bị thanh tra nếu gặp phải những khó khăn vướng mắc không thể giải quyết nhanh chóng để đảm bảo thời gian quyết toán thuế thì doanh nghiệp có thể liên hệ với Phạm Và Cộng Sự để được hỗ trợ, tư vấn tốt nhất. Rất hân hạnh được phục vụ khách hàng.