Hiện nay, thành lập công ty và giải thể công ty gần như đang diễn ra song song. Vì một lý do nào đó mà công ty phải giải thể nhưng bạn lại không có kinh nghiệm về việc này. Hãy cùng tham khảo ngay những chia sẻ về giải thể doanh nghiệp mà Công ty Phạm và Cộng Sự chia sẻ dưới đây nhé!
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể công ty
Kinh nghiệm đầu tiên khi phải giải thể công ty là bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể, như vậy thì việc tiến hành giải thể sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần,… mà hồ sơ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì loại hình doanh nghiệp nào thì cũng cần các loại giấy tờ sau:
– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
– Quyết định giải thể phải được sự đồng ý của các thành viên và chủ sở hữu doanh nghiệp. Hoặc quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của tòa án.
– Danh sách chủ nợ và số nợ mà công ty đã thanh toán.
– Danh sách người lao động của tổ chức và những quyền lợi mà họ đã được giải quyết trước khi giải thể doanh nghiệp.
– Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế.
– Giấy xác nhận của công an về việc hủy con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Nắm rõ quy định về việc giải thể công ty
Để việc giải thể công ty được tiến hành thuận lợi thì bạn phải nắm rõ quy định giải thể tổ chức. Tất cả những điều này đã được quy định rõ ràng, giúp bạn tránh khỏi những rắc rối, phiền toái liên quan đến pháp luật. Cụ thể, việc giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm các điều sau:
– Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp, quyết định này phải có các nội dung: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Lý do giải thể. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại doanh nghiệp.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ.
– Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây: Khoản nợ lương, trợ cấp nghỉ việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết. Khoản nợ thuế. Các khoản nợ khác.
– Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần tài sản còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, nếu không nhận được ý kiến hoặc phản đối về việc giải thể từ doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ giải thể công ty uy tín
Hồ sơ, thủ tục giải thể công ty khá phức tạp và nhiều loại giấy tờ liên quan. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn có thể chuẩn bị thiếu hoặc không đúng giấy tờ hay thực hiện không đúng trình tự theo quy định của pháp luật. Từ đó, khiến việc giải thể trở nên khó khăn và chậm trễ hơn. Vì vậy, bạn nên lựa chọn dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại đơn vị uy tín như Công ty Phạm và Cộng Sự. Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện các việc sau:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến thủ tục giải thể doanh nghiệp, quyết toán thuế, hải quan,…
- Thực hiện đăng thông báo giải thể doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục xin xác nhận đóng tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thủ tục pháp lý cho việc giải thể doanh nghiệp.
- Soạn thảo hồ sơ, giao dịch với cơ quan thuế, xin đóng mã số thuế cho doanh nghiệp.
- Soạn thảo hồ sơ giải thể tại Sở kế hoạch đầu tư, nơi công ty có trụ sở chính.
Hy vọng, những kinh nghiệm giải thể công ty mà chúng tôi chia sẻ trên đây, sẽ giúp ích cho quý vị. Nếu còn điều gì thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay tới Phạm và Cộng Sự.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ – KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ
Trụ sở: Số 12, ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội
VPGD 1: P1005, Tầng 10, Tòa Petrowaco 97-99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
VPGD 2: P2102, Tầng 21, Tòa S2-Goldseason 47 Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0902483186
Email: support@ketoanthuehanoi.vn
Website: https://ketoanthuehanoi.vn/