Trong một doanh nghiệp có rất nhiều loại thuế cần phải báo cáo. Nhưng cách làm báo cáo thuế để không bị các cơ quan chức năng xử phạt là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số loại thuế cần báo cáo mà các doanh nghiệp cần chú ý khi làm.
1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng
Làm báo cáo thuế GTGT hàng tháng có thể coi là một công việc khá đơn giản trong các công việc mà một kế toán thuế cần phải làm. Tuy vậy, nhân viên kế toán cần lưu ý một số điểm dưới đây trong cách làm báo cáo thuế GTGT:
– Thiếu chỉ tiêu [22] thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.
– Kê khai hóa đơn không hợp lệ như: sai MST, tên doanh nghiệp, địa chỉ, hóa đơn bị sửa, xóa…
– Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước.
– Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá nhập khẩu theo thông báo của Hải quan, trong khi chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.
– Không ghi chú thời hạn thanh toán khi hóa đơn GTGT đầu vào trên 20 triệu.
– Không kê khai PL01-3/GTGT đối với doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, ô tô.
– Không điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp.
– Không đóng dấu giáp lai tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
– Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 tháng những vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT.
Bên cạnh những sai sót trong cách làm báo cáo thuế GTGT hàng tháng, cách làm báo cáo thuế GTGT của doanh nghiệp hàng năm cũng có nhiều nguy cơ khác nhau. Trường hợp hay thấy nhất là ghi sai dòng thuế phải nộp năm quyết toán thành số đã nộp cho năm báo cáo bao gồm cả thuế đã nộp vào tháng 1 năm sau nộp cho tháng 12 năm trước. Đúng ra, số thuế đã nộp năm quyết toán chỉ là số đã thực nộp trong năm báo cáo (bao gồm những chứng từ nộp từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm báo cáo, không phân biệt nộp cho năm báo cáo hay truy nộp cho các năm trước).
Ngoài ra, cơ quan thuế có xu hướng tập trung thanh tra, kiểm hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp có số thuế đề nghị hoàn lớn, nên cần nắm rõ và tuân thủ Thông tư 156/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC cùng các văn bản có liên quan.
2. Báo cáo thuế TNDN
Đây là loại thuế các cơ quan thuế quan hay kiểm tra nhiều nhất và kế toán cần phải cần trọng trong hạch toán. Sau đây là một số vấn đề xảy ra trong cách làm báo cáo thuế TNDN.
– Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ.
– Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.
– Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).
– Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và cách báo cáo thuế với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm
– Không chọn mục gia hạn nộp tiền thuế khi phát sinh thuế doanh nghiệp phải nộp khi có quyết định gia hạn nộp thuế của tổng cục thuế.
3. Báo cáo thuế TNCN
– Không xác định được khi nào khai thuế TNCN theo tháng và khi nào thì theo quý.
– Không trừ các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
– Không trừ khoản phụ cấp tiền ăn mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động (Không vượt quá 680.000 đồng).
>>> Xem thêm: dịch vụ báo cáo thuế doanh nghiệp.
4. Hồ sơ báo cáo quyết toán thuế
– Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ.
– Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.
– Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).
– Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và cách báo cáo thuế với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm
5. Hạch toán thuế
– Ngay sau khi lập đề nghị hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp đã không hạch toán làm giảm số dư nợ, không hạch toán đồng thời vào tài khoản phải thu phải trả, mà vẫn để số thuế này được tiếp tục khấu trừ cho kỳ sau.
– Ngay sau khi nhận được quyết định xử lý, xử phạt…của cơ quan thuế, doanh nghiệp không thực hiện hạch toán ngay vào sổ sách kế toán hiện hành, làm số dư các tài khoản thanh toán với ngân sách khác biệt với số liệu của cơ quan thuế.
– Sổ sách kế toán áp dụng máy vi tính: Định kỳ hàng tháng không in ra toàn bộ sổ sách phát sinh; sổ đã in ra không có số trang, không có giám đốc và kế toán trưởng ký; không tự đóng dấu giáp lai.
Xem thêm: Làm sổ sách kế toàn
Đó là một số cách làm báo cáo thuế mà nhân viên kế toán của các doanh nghiệp cần phải lưu ý khi làm báo cáo. Nếu bạn có còn thắc mắc trong việc làm báo cáo thuế cho doanh nghiệp hãy liên hệ với công ty TNHH Phạm và Cộng Sự, chúng tôi sẽ giúp bạn làm những bộ báo cáo thật đẹp và chuẩn. Mọi thông tin bạn có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ
Điện thoại: 0902483186
Email: taxserviceshn247@gmail.com