Cách tính thuế TNCN đầy đủ nhất để bạn tham khảo

Cách tính thuế TNCN như thế nào? Luôn là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tượng từ những người chịu thuế đến các nhân viên phục trách công việc nộp thuế TNCN khi được ủy quyền.

Bài viết sau đây, Phạm và Cộng Sự sẽ đưa ra những tư vấn có liên quan tới cách tính thuế TNCN, biểu thuế TNCN để các bạn có thể tham khảo và nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất.

tinh thue tncn 1

1. Công thức để tính thuế TNCN

Công thức chung để tính thuế TNCN như sau:

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó: 

+ Thu nhập tính thuế = (Tổng lương – 9 triệu – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * thuế suất

Theo đó tại điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC Quy định về mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh như sau và ta dựa vào đó để tính thuế TNCN.

+ Thuế suất được quy định trong biểu thuế lũy tiến từng phần được cơ quan Thuế nhà nước quy định

2. Biểu thuế TNCN dùng cho tính thuế TNCN

Biểu thuế lũy tiến dùng để tính thue TNCN được thể hiện trong bảng sau:

bieu thue de tinh thue tncn

Dựa trên biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần ta có công thức rút gọn về tính thuế thu nhập cá nhân – TNCN được quy định như sau.

Bậc 1:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 0 -> 5 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 5% Do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 0 trđ + 5% thu nhập tính thuế

Bậc 2:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 5->10 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 10% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 0,25trđ + 10% thu nhập tính thuế trên 5 trđ

Bậc 3:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 10 -18 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 15% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 trđ + 15% thu nhập tính thuế trên 10 trđ

Bậc 4:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 18 – 32 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 20% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 trđ + 20% thu nhập tính thuế trên 18 trđ

Bậc 5:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 32 – 52 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 25% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 4,75 trđ + 25% thu nhập tính thuế trên 32 trđ

Bậc 6:

Thu nhập tính thuế từ 52 – 80 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 30% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

Bậc 7:

Thu nhập tính thuế trên 80 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 35% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

Chú ý: Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân trên áp dụng đối với Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh

Một số thay đổi về thuế thu nhập cá nhân 

Bắt đầu từ 1/1/2015 cục Thuế có ban hành một số thông tư bổ sung sửa đổi có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Dưới đây, chúng tôi đã tóm gọn những nội dung chính, chủ chốt để các bạn có thể nắm rõ.

1. Thu nhập chịu thuế

– Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế.

– Quy định thu nhập “Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino” sửa thành “Trúng thưởng trong các hình thức cá cược”.

2. Thu nhập được miễn thuế

Bổ sung thêm các khoản thu nhập sau được miễn thuế:

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

– Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

3. Thuế đối với cá nhân kinh doanh

Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% (Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%).

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%

– Hoạt động kinh doanh khác: 1%

4. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

Sửa đổi quy định “Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán” thành “Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần”.

5. Sửa đổi quy định về “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản”

Theo đó, quy định lại như sau:

– Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

– Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.

-Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

– Thay đổi về biểu thuế toàn phần

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản với mức thuế suất là 2% (trước đây chia thành 2 trường hợp: 25% và 2%).

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách tính thuế TNCN như thế nào và biểu thuế TNCN được quy định ra sao. Hy vọng với những chia sẻ trên đây cá nhân tự quyết toán thuế TNCN sẽ có thể tự tính được mức thuế mình phải nộp; kế toán doanh nghiệp sẽ nắm rõ hơn về những quy định liên quan đến thuế TNCN.

Mọi thắc mắc có liên quan xin gửi về hòm thư của Phạm và Cộng Sự để được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THUẾ- KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN PHẠM VÀ CỘNG SỰ

Điện thoại: 0902483186

Email: taxserviceshn247@gmail.com