Nhiều doanh nghiệp cần vay vốn ngân hàng để giải quyết những khó khăn về tài chính trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để được ngân hàng phê duyệt và chấp nhận thì doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ càng các hồ sơ thủ tục, trong đó báo cáo tài chính là một phần không thể thiếu. Mẫu báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng nào chuẩn nhất cho doanh nghiệp?
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán- kiểm toán, Phạm và cộng sự xin được đưa ra một số các chia sẻ về mẫu báo cáo tài chính chuẩn nhất cho doanh nghiệp để đi vay vốn ngân hàng.
1. Vì sao phải chuẩn mẫu báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng?
Làm báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng để giúp Doanh nghiệp bạn có đủ nguồn vốn tài chính. Tuy nhiên, ngân hàng lại xem xét rất kỹ vấn đề này, chỉ thông qua vài bước kiểm tra đã có thể quyết định xem, có nên cho doanh nghiệp bạn vay vốn hay không. Vì thế, doanh nghiệp cần chú ý các chỉ tiêu trên trong báo cáo tài chính để doanh nghiệp dễ dàng thông qua khoản vay vốn, có lợi ích cho doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu quan trọng để chuẩn mẫu báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Dưới đây là các chỉ tiêu bạn cần quan tâm nhất khi lập báo cáo tài chính để tiến hành thủ tục vay vốn ngân hàng.
– Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn. Tỉ số này phải > 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính. Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh.
– Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn. Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.
– Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay). Hệ số này > 1 là tốt nhất. Chứng tỏ có khả năng trợ nợ dài hạn tốt hơn. Ngân hàng thích điều này.
– Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Vì càng nợ ít càng tốt.
– Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn. Càng lớn càng tốt. Càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
– Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ). Chỉ tiêu này khoảng bằng 2 là đẹp. Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm còn yếu tố quan hệ khách hàng nữa.
– Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này đừng để cao quá hoặc thấp quá. Thấp nghĩa là hàng bán chậm, bán hàng kém hiệu quả, mà cao quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.
– Vòng quay VLĐ = Doanh thu/VLĐ bình quân. Cái này tùy thuộc vào đơn vị bạn, nếu là thương mại thì cần cao nhưng xây dựng thì không quá cao cũng được. Nó thể hiện khả năng thu hồi vốn.
– Sức sản xuất TSCĐ: Doanh thu/Giá trị TSCĐ
– Sức sinh lợi TSCĐ: Lơi nhuận sau thuế/giá trị TSCĐ
2 chỉ số này càng cao càng tốt. Nó cho thấy doanh thu và lợi nhận sử dụng vốn là hiệu quả.
3. Kinh nghiệm để làm mẫu báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng chuẩn
Phạm và Cộng sự sẽ chia sẻ một số các kinh nghiệm để làm mẫu báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng trên các chỉ tiêu cụ thể thường được các tổ chức ngân hàng quan tâm nhất.
– Về doanh thu:
Nhìn tổng thể một báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng được. Cần chú ý đến chỉ tiêu doanh thu
Có thể doanh thu các năm gần đây trên BCTC thuế hay nội bộ chưa đạt được chỉ tiêu hợp lý. Nhưng để đấu thầu được công trình sắp tới kế toán cần có kỹ năng chế biến doanh thu trên BCTC. Hoặc BCTC vay ngân hàng ít nhất gấp 2 lần so với trị giá của công trình đang chuẩn bị đấu thầu.
– Về hàng tồn kho
Hàng tồn kho nên để giá trị vừa phải, nếu một Doanh nghiệp để hàng tồn kho quá nhiều không tốt. Và nhất là khi vay vốn ngân hàng. Mà chỉ số hàng tồn kho nhiều có nghĩa là DN chưa hoạt động xây dựng nhiều.
– Về giá vốn
Giá vốn là các chi phí đã tập hợp được trước khi nghiệm thu các công trình trên BCTC. Giá vốn chiếm tỷ lên bao nhiêu phần trăm cho BCTC dự thầu?. Thông thường giá vốn trên BCTC dự thầu chiếm khoảng 90%. Hoặc 85% là hợp lý để cho tỷ lệ chênh doanh thu / Giá vốn là hợp lý các bạn nhé.
Ví dụ: Trên báo cáo tài chính dự thầu: Doanh thu 100 tỷ thì giá vốn là 90 tỷ hoặc 85 tỷ.
– Về công nợ phải thu của khách hàng
Đối với công nợ phải thu của khách hàng nên để tỷ trọng phải cao hơn công nợ phải trả. Thường công nợ phải thu lớn gấp 2 lần công nợ phải trả
– Về công nợ phải trả cho nhà cung cấp
Nên để chỉ tiêu công nợ phải trả cho nhà cung cấp bé hơn công nợ phải thu của khách hàng .
Lý do vì: Nếu một công ty mà công nợ phải trả cho nhà cung cấp lớn hơn so công nợ của khách hàng. Thì doanh nghiệp đang gặp rủi ro. Mà một DN đang gặp rủi ro thì không có khả năng về tài chính. Do đó sẽ khó mà đấu thầu được công trình mới cũng như vay vốn của ngân hàng.
– Về tiền mặt:
+ Đối với báo cáo đấu thầu:
Báo cáo đấu thầu cần có số dư dòng tiền ít nhất cũng chiếm 20% của doanh thu. Vì đối với đấu thầu DN cần có sẵn tiền mới chứng minh được doanh nghiệp hoạt động tốt.
+ Đối với báo cáo vay vốn ngân hàng:
– Nội dung về nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước :
Đối với báo cáo dự thầu:
Không nên để dư số thuế phải nộp
Đối với báo báo vay vốn ngân hàng
Không nên để dư số thuế phải nộp.
– Về chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận thông thường ở BCTC vay ngân hàng hay đấu thầu thường để chiếm khoảng 10% doanh thu.
Trên đây là bài viết: ” Mẫu báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng” mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ báo cáo tài chính