Chia sẻ một số kinh nghiệm làm kế toán thuế cho bạn

Làm kế toán thuế không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng, khi nó liên quan đến nhiều nghiệp vụ, con số khác nhau trong doanh nghiệp. Công việc này luôn đòi hỏi người trực tiếp đảm nhận phải có đủ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc để có thể hoàn thành tốt công việc. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số các kinh nghiệm khi làm kế toán mảng thuế để các bạn có thể tham khảo thêm.

Yêu cầu của một nhân viên làm kế toán thuế

Làm kế toán thuế

Kế toán là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Hầu hết các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải cần kế toán. Kế toán mang một tầm quan trọng cực kỳ lớn. Để vận dụng được kế toán một cách khéo léo là chuyện không phải đơn giản.

Vì thế, là một nhân viên phụ trách công việc kế toán thuế thì đòi hỏi bạn phải là người cho chuyên môn hiểu biết trong lĩnh vực kế toán và thuế. Kiến thức chuyên môn bạn có thể học được trên nhà trường, các lớp học kế toán và tự tìm tòi để học hỏi thêm kiến thức. Ngoài ra, nếu có thêm kinh nghiệm sẽ là lợi thế hơn cho bạn.

Một số kinh nghiệm khi làm kế toán thuế

Dưới đây, là một số kinh nghiệm để làm kế toán thuế mà chúng tôi nghĩ sẽ rất cần thiết và bổ ích cho các bạn.

Làm kế toán thuế

1. Phải tập hợp hết hóa đơn đầu vào và đầu ra trong tháng hạch toán:

– Yêu cầu những kế toán liên quan đến thanh toán kê khai thuế đầu vào (theo mẫu) phát sinh trong tháng kèm hóa đơn (photo).

– Kiểm tra từng hóa đơn hợp lệ, số tiền trên hóa đơn đảm bảo chính xác.;

– Kế toán công nợ hoặc doanh thu kê khai thuế đầu ra (theo mẫu) kèm 1 liên hóa đơn.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong tháng theo quy định;

2. Kiểm tra và kê khai thuế đầu ra, đầu vào để lên biểu kê khai nộp thuế (theo mẫu quy định) đúng thời gian quy định

3. Theo dõi chi tiết tài khoản 133 và 333 đảm bảo số hạch toán khớp với số kê khai, nếu phát hiện chênh lệch phải tạm điều chỉnh sổ kế toán hoặc điều chỉnh kê khai thuế. Đặc biệt thuế đầu ra đã kê khai phải khớp với doanh thu chịu thuế hạch toán trong kỳ, Quyết toán thuế năm;

4. Thuế TNCN, TNDN, môn bài, … thì kê khai nộp thuế theo quy định

5 . Một nguyên tắc khá quan trọng đó chính là phải biết cách ứng xử và làm việc với cơ quan Thuế vì họ rất “khó tính” khi vào kiểm tra. Giữ mối quan hệ làm việc tốt, thân thiện với cán bộ thuế chuyên quản Công ty mình để cập nhật thông tin và hỏi đáp về những vướng mắc khi gặp.

6. Và một kinh nghiệm “xương máu” cho những người làm kế toán thuế đó chính là phải thường xuyên cập nhật tất cả các thông tư nghị định mới nhất của Luật thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi của chính phủ để làm giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

Cập nhật thông tin liên quan đến Luật thuế, các chính sách liên quan

Như chúng ta đã biết, việc làm kế toán thuế phải dựa trên những giấy tờ rõ ràng cụ thể và theo quy định. Vì thế, nếu không kịp thời cập nhật được thì chúng ta sẽ để xảy ra sai sót rất mất thời gian. Nếu khi cập nhật thấy có sự thay đổi trong quy định về các hồ sơ giấy tờ thì bạn cần;

Làm kế toán thuế

– Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

– Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).

– Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số kinh nghiệm làm kế toán thuế để các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn vẫn chưa tự tin về khả năng của mình thì có thể đăng ký tham gia lớp học kế toán thực hành tại trung tâm đào tạo kế toán cùng Phạm và Cộng Sự.